BÀ LORETTA SANCHEZ HỌP BÁO TẠI ORANGE COUNTY
SAU KHI TỪ VIỆT NAM VỀ LẠI HOA KỲ

Dân Biểu Loretta Sanchez trong cuộc họp báo tại pḥng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt. Bên cạnh là phụ tá của bà, ông Khôi Tạ.


Trước khi họp báo


Sau khi họp báo


Dân Biểu Sanchez: “Cần cho mọi người biết về t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam”
Wednesday, April 11, 2007


Đỗ Dzũng
/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) - Vừa trở về từ Việt Nam, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez đă có một cuộc họp báo trước giới truyền thông cộng đồng Việt Nam tại pḥng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt hôm 11 Tháng Tư và kêu gọi cộng đồng hăy nỗ lực hơn nữa để cho mọi người biết về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện nay.

Bà Sanchez nói: “Chúng ta cần phải làm việc nhiều hơn để phổ biến cho mọi người biết về t́nh trạng nhân quyền hiện nay tại Việt Nam. Chúng ta cần phải tiếp tục ủng hộ những vị dân cử tại Quốc Hội đang làm việc để cải thiện nhân quyền, không chỉ tại Việt Nam, mà c̣n tại tất cả mọi nơi trên thế giới.”

Bà nói tiếp: “Việc làm của chúng ta sẽ thay đổi t́nh trạng nhân quyền hiện nay. Bản thân tôi sẽ nói cho các đồng viện của tôi biết về vấn đề này để họ tiếp tục ủng hộ tôi trong việc đem lại tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do báo chí tại Việt Nam.”

Dân Biểu Loretta Sanchez cũng cho biết, qua chuyến đi Việt Nam, bà nhận thấy t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện rất nghiêm trọng.

Bà nói: “Từ trước tới nay, Ngoại Trưởng Condoleezza Rice chưa bao giờ đề cập đến Việt Nam. Vậy mà mới đây Bộ Ngoại Giao của bà phải lên tiếng ‘đáng lo ngại’ về hành động mới đây (ngăn cản không cho người thân của một số nhà bất đồng chính kiến Việt Nam gặp bà) của chính quyền Việt Nam. Và bà cũng đă yêu cầu một phụ tá của ḿnh đến Việt Nam để xem xét t́nh h́nh, mà cụ thể là thăm Ḥa Thượng Thích Quảng Độ.”

“Chính ông Michael Marine, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, trên trang nhà của Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cũng đă phàn nàn về vấn đề chính quyền Việt Nam ngăn cản không cho cư dân của họ gặp gỡ tôi khi tôi chỉ muốn uống trà với họ tại tư dinh của ông,” Dân Biểu Sanchez nói tiếp.

Cũng theo bà dân biểu đại diện Địa Hạt 47 của California, chính quyền Việt Nam đă không thực tâm thay đổi chính sách trong vấn đề nhân quyền.

Bà nói: “Chúng ta đă để cho Việt Nam vào WTO và cho họ quy chế PNTR với hy vọng là họ cải thiện t́nh trạng nhân quyền. Nhưng thực tế những ǵ tôi thấy trong hai ngày viếng thăm Việt Nam cho thấy họ đă làm chúng ta thất vọng.”

Tại cuộc họp báo, bà Sanchez đă cho biết chi tiết những ǵ xảy ra khi hai bà Vũ Thúy Hà (vợ Bác Sĩ Nguyễn Hồng Sơn) và bà Bùi Thị Kim Ngân (vợ kư giả Nguyễn Vũ B́nh) t́m cách đến gặp bà tại tư dinh ông đại sứ.

Bà cũng cho chiếu lên màn ảnh một số đoạn video clip trong đó công an Việt Nam ngăn cản hai bà Vũ Thúy Hà và Bùi Thị Kim Ngân ngay trước mặt Dân Biểu Sanchez và Đại Sứ Marine, khi họ t́m cách vào bên trong tư dinh.

Cũng theo Dân Biểu Loretta Sanchez, trong thời gian ở Việt Nam, bà thấy và muốn gặp một số người biểu t́nh tại một công viên đ̣i cải tổ ruộng đất, nhưng các nhân viên an ninh của Việt Nam đă ngăn cản bà.

Bà kể: “Họ đă giải tán những nông dân này khi họ định đến gặp tôi. Khi tôi về đến khách sạn, tôi nh́n thấy họ ngoài công viên, nhưng tôi không thể ra gặp họ được. Nhân viên an ninh của Việt Nam đă t́m mọi cách để ngăn cản tôi.”

Sau khi kết thúc phần nói chuyện là phần trả lời câu hỏi của báo giới.

Phóng viên Khúc Minh, đài phát thanh Bolsa Radio, đặt vấn đề là “theo báo chí trong nước, những ǵ bà Sanchez làm chỉ nhằm tạo uy tín để ứng cử chức thống đốc tiểu bang.”

Bà Sanchez đáp: “Nhân quyền là một vấn đề giá trị tại mọi quốc gia và điều quan trọng nhất là chúng ta phải đấu tranh để đạt được. Chúng ta phải cho cả thế giới biết để cùng đấu tranh với chúng ta. Những phụ nữ mà tôi muốn gặp là những người can đảm. Đây không phải là chính trị. Đây là nhân quyền.”

Phóng viên Cao Sơn, đài truyền h́nh Little Saigon TV, đặt câu hỏi: “Liệu Hoa Kỳ có v́ quyền lợi kinh tế của ḿnh mà bỏ rơi sự quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam?”

Dân Biểu Sanchez trả lời: “Đây là một vấn đề phức tạp, nó tùy thuộc vào quyền lợi kinh tế của từng tiểu bang. Nếu người dân tiểu bang Iowa muốn bán nông sản cho Việt Nam th́ các dân biểu của tiểu bang này sẽ chỉ quan tâm đến yếu tố kinh tế. Nên nhớ, có nhiều vấn đề trên thế giới chưa giải quyết xong. Việt Nam là nước nhỏ và chúng ta vẫn có thể thành công trong việc vận động cho nhân quyền. Tôi rất vinh dự được đại diện quư vị để nêu vấn đề này ra tại Quốc Hội.”

Một phóng viên của đài truyền h́nh SBTN, cô Thủy Phan, hỏi: “Bà có ngạc nhiên sau khi đi Việt Nam về?”

Bà Sanchez đáp: “Trước khi đi, tôi không ngạc nhiên. Tôi c̣n đến một tiệm nail của một phụ nữ Việt Nam để làm móng tay. Tôi đă nói với cô này là ngày mai tôi đi Việt Nam và xin đừng cho ai biết. Cô rất vui và kể cho tôi nghe chuyện chồng của cô đă từng bị tù cải tạo chín năm tại Việt Nam như thế nào. Tôi có thể nói, tại bất cứ nơi đâu trong cộng đồng này, chúng ta đều thấy những phụ nữ Việt Nam như vậy. Họ cũng can đảm như những phụ nữ mà tôi muốn gặp tại Việt Nam trong chuyến đi vừa qua.”

Dân Biểu Sanchez tiếp: “Nhưng tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi tôi đến Việt Nam. Nếu có mặt tại đó, quư vị sẽ thấy họ đă đối xử với những phụ nữ tôi muốn gặp như thế nào. Những phụ nữ này không phạm một tội ǵ cả. Họ chỉ muốn uống trà với tôi. Cách đối xử của chính quyền Việt Nam đă làm tôi sợ hăi (scared) ngay cả khi tôi đứng cạnh những nhân viên an ninh của Hoa Kỳ.”

Trước khi kết thúc cuộc họp báo, ông Vũ Quư Hùng, cư dân Hacienda Heights, xúc động nói với bà dân biểu: “Tôi rất cảm ơn bà đă đi Việt Nam. Tôi hy vọng bà tiếp tục những ǵ bà đang làm hiện nay.”

Kết thúc cuộc họp báo, Dân Biểu Loretta Sanchez nói thêm: “Trước khi đi Việt Nam, ba dân biểu đi cùng với tôi tin rằng mọi chuyện tại Việt Nam đều tốt. Sau khi về, họ đă có nhận xét khác. Chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh và tôi tin là chúng ta sẽ tạo được một sự thay đổi.”

Trước khi ra về, đại diện các cơ quan truyền thông có mặt đă được Dân Biểu Sanchez phân phát một CD quay cảnh hai bà Vũ Thúy Hà và Bùi Thị Kim Ngân bị nhân viên an ninh chặn không cho vào tư dinh Đại Sứ Michael Marine. (Đ.D.)